Chi tiết sản phẩm
Coursera là gì?
Bạn từng nghe về Coursera, nhưng chính xác nhất thì Coursera là gì? Trước hết, hãy cùng tách nghĩa của cụm từ này ra nhé. Coursera là một cụm từ được ghép giữa “Course” và “era”. Trong tiếng Anh, “era” được hiểu là kỷ nguyên, hay chính là những sự kiện, chủ thể và hiện tượng làm thay đổi lịch sử, có tác động lớn đến hiện tại. Mặt khác, “Course là gì?”, đây là danh từ trong tiếng Anh chỉ một khóa học. Như vậy, thông qua việc tách nghĩa, chúng ta cũng mơ hồ hiểu được mục đích, vai trò mà Coursera hướng đến phải không nào?
Theo thông tin mà Hạ Linh tìm kiếm, Coursera được thành lập bởi Daphne Koller và Andrew Ng (những người thuộc Đại học nổi tiếng Stanford) với tầm nhìn cung cấp các trải nghiệm học tập thay đổi cuộc sống cho bất cử ai, ở bất cứ nơi nào. Coursera là một nền tảng học tập online hàng đầu cho giáo dục đại học, nơi 60 triệu người học từ khắp nơi trên thế giới đến để học các kỹ năng cần có ở tương lai. Hơn 200 trường đại học và các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới hợp tác với Coursera để cung cấp các khóa học cho sinh viên của họ.
2400 doanh nghiệp tin tưởng nền tảng học tập “Coursera of Business” để bồi dưỡng những tài năng cho họ. Coursera cũng trang bị cho những công dân trở thành một lực lượng lao động mạnh mẽ về kiến thức và kỹ năng để đáp ứng năng lực cạnh tranh. Có thể bạn chưa biết, Coursera được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư hàng đầu bao gồm: Kleiner Perkins, New Enterprise Associates, Learn Capital và XEMK Group.
Ra mắt vào năm 2012 bởi hai giáo sư khoa học máy tính thuộc Đại học Stanford, Coursera là một nền tảng giáo dục và học tập trực tuyến. Nó cho phép người học đăng ký vào các khóa học, chuyên về một lĩnh vực họ chọn và nghiên cứu các môn học sẽ giúp ích cho con đường sự nghiệp của họ sau này.
Đối với người ngoài tìm kiếm, Coursera có thể giống như một nền tảng học tập đại trà khác. Tuy nhiên nó thực sự cung cấp cho người dùng rất nhiều các tính năng khác biệt và độc đáo mà bạn sẽ biết ngay sau bài viết này. Dù sao đi chăng nữa, Hạ Linh nghĩ rằng, đối với những ai đang cố gắng tìm kiếm một môi trường học tập chuẩn tiếng Anh, chuẩn chuyên ngành, thì Coursera thực sự rất đáng để thử nghiệm.
Ưu và nhược điểm Coursera
Khái niệm Coursera là gì có thể giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về nền tảng giáo dục trực tuyến này. Tuy nhiên, rất nhiều người hỏi rằng: Liệu Coursera thực sự hữu ích, và lý do gì khiến nó trở nên đáng để bạn đăng ký sử dụng?
Dễ sử dụng
Một nền tảng học tập tốt và chất lượng chắc chắn là những lý do khiến bạn đưa ra quyết định sở hữu nhanh hơn. Tuy nhiên, giao diện sử dụng là những gì còn lại sẽ thôi thúc người dùng quan tâm và ở lại với ứng dụng này. Nhiều công ty hướng đến những kiểu thiết kế trông rất hào nhoáng, tuy nhiên điều đó chỉ khiến cho người dùng bị bối rối trước các tính năng và thao tác. Nhưng với Coursera, khi người dùng thực hiện truy cập vào trang web, ngay giao diện trang chủ, sẽ hiển thị một câu khẩu hiệu dứt khoát và cơ bản: “Học trực tuyến 100% từ các trường đại học và công ty lớn nhất thế giới”. Như vậy, chỉ sau câu khẩu hiệu này, người dùng sẽ nhìn thấy được thông tin cơ bản về khóa học, những gì mà Coursera muốn hướng đến.
Bản thân giao diện đơn giản về mặt thiết kế sẽ chủ động cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người dùng về những khóa học thích hợp. Bạn có thể tự chọn những gì mình muốn học từ menu, nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm. Bạn có thể chọn chủ đề, ngôn ngữ chính và phụ đề,…. để tiện cho việc học tập của mình.
Nội dung chất lượng
Có thể khẳng định rằng đây là khía cạnh đầu tiên và cũng quan trọng nhất khi nói đến các nền tảng giáo dục trực tuyến. Chất lượng nội dung quyết định danh tiếng của nền tảng và mức độ thành công chung của nó. Coursera có đáng để bạn đăng ký không, khi đề cập đến phần nội dung? Câu trả lời là có!
Tuy nhiên, để mở rộng về điều đó, chúng ta cần xem xét một cách chi tiết hơn về chính những nội dung. Hay nói đúng hơn là những nhà cung cấp các nội dung học tập trên Coursera. Như đã thông tin, nền tảng này hợp tác với nhiều trường đại học danh giá trên toàn cầu. Những trường đại học này hay nói đúng hơn là các giảng viên – giáo sư của họ chính là những người cung cấp phần lớn nội dung cho nền tảng giáo dục này.
Sẽ rất khó để tranh luận với chất lượng nội dung khi nó được sản xuất bởi các chuyên gia đầu ngành, được chứng nhận của các chủ đề giáo dục, hay kinh nghiệm nghiên cứu cả đời của họ về lĩnh vực đó. Hầu hết, các đánh giá Coursera trực tuyến có xu hướng đồng ý. Mọi người hài lòng với chất lượng học tập mà họ nhận được. Điều duy nhất mà một số người học nhận ra, đó là việc ngại ngùng trước ống kính, máy quay của những giảng viên “lão làng”.
Tính năng độc đáo
Coursera là gì? Một nền tảng học tập trực tuyến tốt nền sở hữu một tính năng hay đặc trưng nào đó độc đáo sẽ khiến nó nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh. Coursera thực sự có khá nhiều tính năng độc đáo, trước hết hãy nói về các lựa chọn học tập. Nếu bạn muốn bắt đầu một môn học tại Coursera, sẽ có một vài lựa chọn khác nhau về cách thức thực hiện điều này. Các lựa chọn bao gồm: Khóa học không tính phí, khóa học tính phí và được chứng nhận, các chuyên ngành và bằng cấp.
– Các khóa học không tính phí: Nếu bạn muốn tham gia một khóa học và tìm hiểu những kiến thức mà nó cung cấp, nhưng không muốn chi ra một khoản tài chính để làm điều đó, hoặc cũng có thể khóa học này quá tốn kém đối với bạn, bạn có thể chọn cách thức thực hiện này. Khi lựa chọn nó, bạn có thể xem các tài liệu chủ đề và nghiên cứu chúng một cách miễn phí. Tuy nhiên, chắc chắn rồi, bạn sẽ không xin được giấy chứng nhận (certification), nộp bài tập về nhà để chấm điểm, không được tham gia vào các hoạt động của khóa học,…
– Chuyên môn hóa: Một chuyên ngành về cơ bản là một số lượng các khóa học được kết hợp thành một chủ đề cụ thể. Ví dụ: nếu bạn muốn tìm hiểu chủ đề viết lách sáng tạo, bạn có thể chọn tham gia một khóa học độc lập hoặc chuyên về chủ đề (tham gia vào một gói trong năm gói khóa học xoay quanh chủ đề viết sáng tạo, nhưng bao gồm các khía cạnh khác nhau). Đây là các chuyên ngành được cấp chứng chỉ riêng sau khi bạn hoàn thành khóa học thành công.
– Trình độ: Bằng cấp là một thỏa thuận lớn, cũng giống như ở các trường đại học. Coursera cung cấp nhiều mức độ khác nhau mà bạn có thể học, hầu hết trong số chúng xoay quanh các danh mục về kinh doanh, tài chính, kế toán và công nghệ thông tin. Hơn nữa, Coursera cung cấp cho người học một lựa chọn hỗ trợ về tài chính. Nếu bạn muốn tham gia một khóa học, nhưng không có tiền để làm điều đó, bạn có thể nộp đơn cho công ty bằng hình thức đặc biệt. Nếu họ cho rằng bạn xứng đáng được nhận sự hỗ trợ về tài chính, họ sẽ chi trả cho khóa học của bạn.
Hầu hết các đánh gía Coursera được tìm thấy trên internet đều phản hồi tích cực khi nói đến các loại tùy chọn học tập khác nhau mà nền tảng này cung cấp.
Chính sách bảo hành
Thời gian bảo hành
– 12 tháng
Cách thức bảo hành
– Đổi đổi sản phẩm mới tương đương hoặc hoàn tiền theo thời gian chưa sử dụng.
– Trong trường hợp hết hàng để đổi mới, hoàn tiền theo quy tắc:
• Dưới 30 ngày: Hoàn 100% giá trị đơn hàng
• Sau 30 ngày: Hoàn tiền theo theo thời gian chưa sử dụng (VD gói 1 năm nếu sử dụng được 6 tháng phát sinh lỗi thì sẽ được hoàn lại 50% giá trị đơn hàng)
Câu hỏi thường gặp
1. Mình sử dụng tài khoản của mình hay của shop cung cấp ạ?
Tài khoản Coursera Plus là tài khoản tạo sẵn do Shop cung cấp, tuy nhiên bạn có thể đổi mật khẩu cũng như tên ghi trên chứng chỉ bạn nhé.
2. Tài khoản này của bên bạn khi hoàn thành tên được ghi trên chứng nhận là tên mình hay tên người khác?
Gói này của bên Shop khi bạn hoàn thành thì sẽ có chứng chỉ tốt nghiệp, bạn có thể đăng ký ghi tên bạn luôn ạ.
3. Tôi đang muốn học một chương trình trên Coursera, liệu sản phẩm của Shop có hỗ trợ không?
Tài khoản Coursera Plus của Divine Shop học được tất cả các khóa học có tag Coursera Plus trên Coursera.
4. Các khoá học có quy định số lần học không?
Hiện tại gói này của bên mình cho bạn 1 khoá học không có quy định số lần học. Bạn có thể học lại thoải mái.
5. Mình có được đổi mật khẩu tài khoản này không?
Bạn có thể đổi mật khẩu nhưng không được đổi Email của tài khoản ( Nếu đổi Email sẽ không được bảo hành ). Bạn có thể đổi cả tên để ghi trên chứng chỉ của mình.
6. Tôi có thể lưu trữ chứng chỉ tốt nghiệp online được hay không?
Hoàn toàn có thể trong thời gian tài khoản còn tồn tại, bạn có thể add vào CV hay ở Linkedln…, song Shop khuyến khích khi nhận được chứng chỉ bạn nên chụp lại ảnh để lưu trữ để dùng khi cần.
7. Tôi có mua tài khoản Coursera Plus xong khi check một vài khoá học vẫn bắt yêu cầu mua để có thể học, vậy có thực sự tài khoản này học được toàn bộ khoá học không?
Hoàn toàn có thể học toàn bộ khoá với tài khoản này. Những khoá học mà bạn được yêu cầu trả phí khi check là do những khoá học chưa mở vào thời điểm đó mà thôi, khi khoá học chính thức khả dụng thì bạn hoàn toàn có thể truy cập được bài giảng. Bạn cứ yên tâm nhé.
8. Tôi có thể học nhiều chứng chỉ cùng lúc được không?
Hoàn toàn có thể, với tài khoản Coursera Plus này, bạn có thể học vô hạn khoá học trong cùng một thời điểm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.